×

WELCOME TO PHUC KHANH GROUP!

HSBC: VIỆT NAM SẼ TĂNG TRƯỞNG 6,6% TRONG NĂM 2019

HSBC ước tính kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng 6,6%, lạm phát vẫn đạt mục tiêu "dưới 4%" của Ngân hàng Nhà nước.

 

 

Tăng trưởng GDP quý I so với cùng kỳ năm ngoái là 6,8%, giảm từ mức 7,3% trong quý trước đó nhưng vẫn vượt kỳ vọng (HSBC dự báo 6,4%, nhận định chung là 6,5%), HSBC cho biết trong báo cáo ra ngày 1/4. Sản xuất đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng trong khi lĩnh vực dịch vụ tiếp tục diễn biến vượt trội.

Tăng trưởng xuất khẩu từ đầu năm chậm nhất 9 năm. Các chỉ số chỉ báo tương lai cũng tăng chậm trong phần lớn quý I, cho thấy hoạt động sản xuất trong quý II có thể co hẹp.

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2019 - Ảnh 1.

Tăng trưởng xuất khẩu trong quý I qua các năm.

“Tăng trưởng GDP nói chung giảm nhẹ. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng năm 2019 là 6,6%, giảm so với mức 7,1% năm 2018”, theo HSBC.

Kinh tế Việt Nam vẫn có các dấu hiệu mạnh mẽ. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 tăng so với tháng 2, sản lượng sản xuất và số đơn xuất khẩu mới tăng đều đặn. Các nhà sản xuất trong nước còn lạc quan dựa trên triển vọng lực cầu thị trường cải thiện và đầu tư mở rộng năng suất. Trước đó PMI danh nghĩa đã giảm 3 tháng liên tục từ tháng 12/2018 đến tháng 2.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tăng đều từ đầu năm, yếu tố sẽ hỗ trợ tăng trưởng nội địa bất chấp lực cản từ bên ngoài.

Trong khi đó, lạm phát được kiềm chế sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước tập trung nhiều hơn vào mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chính phủ cũng có thêm dư địa để tiếp tục các cải cách liên quan giá dịch vụ y tế.

HSBC dự báo lạm phát danh nghĩa trung bình khoảng 3,1%, đạt mục tiêu “dưới 4%” của ngân hàng nhà nước.

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2019 - Ảnh 2.

Lạm phát năm nay dự báo vẫn đạt mục tiêu "dưới 4%" của Ngân hàng Nhà nước.

Kinh tế Việt Nam dường như không mấy suy chuyển, ít nhất là cho đến lúc này, dù có nhiều bất ổn và thách thức toàn cầu. Hoạt động sản xuất vẫn mạnh mẽ, tăng trưởng 13,1% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp 2,5 điểm phần trăm cho tăng trưởng quý I. Đây là mức đóng góp lớn nhất của lĩnh vực sản xuất trong một năm qua.

Lực cầu trong nước tiếp tục vượt trội bởi tăng trưởng lĩnh vực bán sỉ, bán lẻ, giao thông vận tải vẫn bền vững.

Lực cản chính trong quý I chủ yếu là lĩnh vực tài chính tăng trưởng chậm hơn. Nguyên nhân phần nào là tăng trưởng tín dụng chậm hơn kể từ nửa sau năm 2018 để kiểm soát áp lực lạm phát.

Theo Như Tâm

Người đồng hành

Biên Tập     06/04/2019
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: