Sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng, mật độ xây dựng thấp bậc nhất thủ đô và sự dịch chuyển 13 cơ quan bộ ngành đã và đang tạo ra hiệu ứng đầu tư tại Tây Hồ cùng lợi nhuận ước tính đạt 7%/năm.
Chuyển dịch nguồn vốn FDI tác động tích cực đến bất động sản Tây Hồ
Từ nửa cuối năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tạo ra sự dịch chuyển nhà xưởng đến các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là thị trường giàu tiềm năng nên tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư lớn từ Hồng Kong, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… Sau 4 tháng đầu năm 2019, nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, cao nhất trong 4 năm trở lại đây và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Nguồn vốn FDI tăng thường tỉ lệ thuận với đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Là địa phương thu hút nguồn vốn FDI cao (32,5% của cả nước) đồng thời là trung tâm hành chính quốc gia, lại có vị trí tâm điểm kết nối với các trung tâm công nghiệp như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng… nên lượng chuyên gia nước ngoài đang sinh sống tại Hà Nội cũng gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Khu vực Tây Hồ vốn từ xưa tập trung nhiều người nước ngoài, nay lại đón thêm lượng chuyên gia quốc tế không nhỏ. Thực tế này kéo theo sự phát triển tất yếu về dịch vụ cho thuê bất động sản, thu hút nhiều nhà đầu tư thức thời.
Thống kê của CBRE cũng chỉ ra tín hiệu tích cực về tiềm năng cho thuê bất động sản tại Hà Nội. Trong đó, khu vực Tây Hồ có tỷ suất lợi nhuận cao nhất từ cho thuê đạt 5,7% (cuối 2018, đầu 2019), so với mức trung bình của Hà Nội là 5%.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế